Vào kì nghỉ dài, đặc biệt vào thời điểm cách ly xã hội hiện nay, chúng ta không có gì nhiều hơn thời gian, chắc chắn nhiều người sẽ muốn tận dụng lúc này để nâng cấp, cũng như cho phép làn da được thư giãn. Khi đó, đắp mặt nạ sẽ là một trong những phương pháp được nghĩ đến đầu tiên.
Tuy nhiên, cũng có một số loại mặt nạ có thể làm khô và gây mất nước cho da nếu như chúng ta sử dụng sai cách đấy nhé!
Mặt nạ đất sét / bùn khoáng
“Hầu hết mặt nạ bùn khoáng hoặc đất sét đều hấp thụ dầu, và điều này có thể gây khô da nếu bạn sử dụng với tần suất quá thường xuyên”, Candace Marino, một chuyên gia làm đẹp ở Hollywood cho biết.
Hãy ghi nhớ rằng: Chỉ đắp mặt nạ bùn khoáng / đất sét khoảng 2-3 lần / tuần là đủ, nếu nhiều hơn sẽ khiến da bị khô héo. Đối với da dầu, dễ bị mụn, tình trạng này sẽ càng trầm trọng hơn. Vì sự thiếu hụt độ ẩm sẽ kích thích tuyến dầu càng hoạt động mạnh mẽ hơn!
Bên cạnh đó, sau khi sử dụng mặt nạ đất sét / bùn khoáng, bạn cần phải dưỡng ẩm và làm dịu da kịp thời. Hoặc đơn giản hơn, trộn kem dưỡng với mặt nạ đất sét / bùn khoáng cũng là một ý tưởng tốt để giữ cho làn da không bị mất quá nhiều độ ẩm!
Mặt nạ chứa Sulfate
Natri Lauryl Sulfate thường có mặt trong các sản phẩm làm sạch và thành phần này luôn là “kẻ thù” của làn da nhạy cảm vì dễ dẫn đến nhiều vấn đề về da như: khô căng, kích ứng, nổi mụn trứng cá …
Theo chuyên gia làm đẹp Lesley Thornton ở Hollywood: “Về mặt lý thuyết, Sodium Lauryl Sulfate an toàn cho da, nhưng thực tế, đối với một số loại da, thành phần này có thể gây kích ứng nghiêm trọng”.
Do đó, nếu bạn tìm thấy một loại mặt nạ có chứa Sodium Lauryl Sulfate, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
Mặt nạ chứa cồn xấu
“Không phải tất cả các loại cồn đều có thể gây hại và gây khô da, vì vậy hãy đọc bảng thành phần và chọn lọc những loại mặt nạ chứa loại cồn an toàn để sử dụng”, Lesley Thornton chia sẻ.
Bởi lẽ cồn xấu có thể tạo cảm giác giả rằng dưỡng chất thẩm thấu vào da rất nhanh, nhưng chúng thực chất sẽ làm cạn kiệt độ ẩm của da, gia tăng các nốt sưng và lâu dài khiến lỗ chân lông giãn rộng hơn!
Ví dụ: cồn béo như stearyl, cetearyl, cetyl rất tốt cho da, trong khi cồn SD như ethanol, isopropyl hoặc methyl sẽ gây khô, bào mòn da và cản trở việc làm mới, tái tạo tế bào và khiến cho da suy yếu dần.
How useful was this post?
Click on a star to rate it!
Average rating / 5. Vote count: